Miền Nam tổ chức lễ ăn hỏi thế nào?

15/06/2021, Drosie Fine Jewelry

“Anh về dọn dẹp phòng loan, 

Mười ba nhóm họ, bữa rằm giao duyên.”

(Ca dao miền Nam)

Đôi câu ca dao đã thể hiện một nghi lễ truyền thống trong việc cưới xin của người miền Nam - nhóm họ. Truyền thống vùng miền và tính cách con người mỗi vùng miền đều có những nét riêng, tạo nên ba hình ảnh Bắc - Trung - Nam đa dạng. Lễ cưới ở mỗi nơi mỗi khác, cũng thể hiện tính cách vùng miền. Đã được đi qua về lễ ăn hỏi của miền Bắc, kì này, hãy cùng D’Rosie tìm hiểu về lễ ăn hỏi của người dân miền Nam nàng nhé!

Quy trình chuẩn bị và tổ chức lễ cưới cổ của người miền Nam

Càng xa thời hiện đại, lễ nghi càng phức tạp. Nghi lễ cưới cũ của người miền Nam nhiêu khê với các công đoạn như Lễ giáp lời - Lễ thông gia - Lễ cầu thân - Lễ nói rồi mới đến Lễ cưới. Trong quan hệ nam - nữ ngày xưa, mai mối đóng vai trò quan trọng. “Nam nữ thọ thọ bất thân” nên đôi trai gái không có nhiều cơ hội gặp gỡ và quen biết, dẫn đến việc cần bà/ông mai đến để kết nối hai nửa trái tim. Sau khi đàng trai đến ngỏ lời ở lễ giáp Lời, lễ thông gia là nơi cả hai kết nghĩa thông gia và lên kế hoạch cho những ngày cưới hỏi sắp tới.

Ở miền Tây, điều đặc biệt của lễ cưới còn là ở ngày lễ nhóm họ. Nhóm họ cũng xem như lễ dạm ngõ, khi đàng trai đến nhà đàng gái để cùng ăn bữa tiệc lớn. 

Quy trình chuẩn bị và tổ chức lễ cưới hiện đại của người miền Nam

Lễ ăn hỏi

Dù bao năm có trôi qua, ăn hỏi vẫn là một phần quan trọng trong đám cưới của cô dâu chú rể. Ở miền Nam, số tráp thường là chẵn, gồm 6-8-10, thay vì số lẻ như miền Bắc. Người miền Nam quan niệm con số chẵn tượng trưng cho sự đủ đầy. Dù chọn lễ 6 hay lễ 10, món ăn trong tráp cũng cần đảm bảo 6 vật sau:

  • Trầu cau

Miếng trầu bắt đầu mọi câu chuyện cho “mượt mà”, dễ trôi. Lễ vật là trầu cau cần phải là số lẻ. Con số 105 quả trầu tượng trưng cho sự sung túc, sinh sôi nảy nở, mong duyên vợ chồng mãi dài lâu.

  • Trà, rượu, nến

Khác với miền Bắc, chú rể miền Nam sẽ phải mang một tráp có nến. Cặp nến long phụng sẽ được thắp trên bàn thờ gia tiên trong ngày lễ ăn hỏi, minh chứng cho sự ấm 

  • Xôi gấc

Màu đỏ của xôi gấc cũng là niềm mong ước tình cảm vợ chồng nồng thắm, sắt son. Miếng xôi dẻo bùi, thơm tho, như tấm lòng hai người dành cho nhau

  • Bánh su sê

Thời Hùng Vương, khi cưới, vợ chồng sẽ trao nhau nắm đất và nắm muối, như lời hẹn thề có phúc cùng hưởng có họa cùng chia. Thời hiện đại, người Việt đã thay thế cho lời hẹn thề ấy bằng bánh su sê. Su sê, từ đồng thanh với phu thê, là niềm hy vọng vợ chồng đồng lòng. Thời gian về sau cũng sẽ thật ngọt ngào như nhân đậu ngào đường bên trong bánh.

  • Trái cây 

Tráp trái cây còn thể hiện văn hóa Nam bộ với nhiều đặc sản thơm ngon.

  • Heo quay

Chú heo mập mạp tượng trưng cho sự no đủ, sung túc trong cuộc đời dài rộng về sau của hai người.

Điểm đặc biệt trong lễ ăn hỏi của người miền Nam là lễ lên đèn. Nhà trai sẽ mang đến nhà gái cặp đèn cầy long phụng. Sau khi hoàn thành xong mọi thủ tục đưa mâm quả và trao lễ vật, chú rể và cô dâu theo lệnh của chủ hôn sẽ bắt đầu thắp lửa ngọn đèn cầy.

Chú rể là long, cô dâu là phụng. Ngọn đèn sáng bừng cũng là niềm hy vọng cuộc sống cả hai sẽ ấm áp, rực rỡ hệt như thế. 

Lễ thành hôn

Về cơ bản, lễ cưới ở miền Nam không có nhiều khác biệt so với miền Bắc. Lễ rước dâu sẽ diễn ra ở nhà gái, sau đó đến lễ thành hôn ở nhà trai. Cả hai sẽ cùng có bữa tiệc mừng cô dâu về nhà mới, chú rể được vợ hiền.

Ở miền Nam xưa, hôn nhân là việc trọng đại cần làng xóm đến chung vui và cỗ tiệc có thể kéo dài đến ba ngày, ba đêm, kéo theo rất nhiều chi phí liên quan đến thực phẩm. Nhiều cô dâu, chú rể hiện tại đã chọn một bữa tiệc nhiều thân bằng quyến thuộc hơn, tiết kiệm thời gian hơn khi chỉ tổ chức một buổi và lẽ dĩ nhiên, tiết kiệm chi phí hơn.

Dù chọn cho mình một lễ cưới linh đình hay giản dị, điều quan trọng nhất vẫn là chặng đường về sau. Chúc cả hai có một tương lai đầm ấm, tràn đầy yêu thương!

 

Viết bình luận